Tích tắc, tích tắc! Đồng hồ chỉ mấy giờ nhỉ? Dạy trẻ khái niệm về ngày và đêm, dạy trẻ biết được mối liên quan giữa những con số với thời gian khác nhau trong ngày. Kéo hai bên tay cầm cùng lúc để kích hoạt âm thanh tích tắc của đồng hồ, kéo một lần nữa, đồng hồ sẽ phát nhạc. Đây là cách hay để rèn luyện kỹ năng vận động thô và giúp trẻ hiểu về mối liên hệ nhân- quả. Đối với trẻ nhỏ hơn, hướng dẫn trẻ sử dụng ngón tay bé nhỏ của mình để quay bàn tay của đồng hồ và chiếc mũi lách cách. Đồ chơi tuyệt vời này giúp rèn luyện kỹ năng vận động tinh.
Các giác quan
Các giác quan cơ bản gồm thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác gợi cho trẻ sự tò mò và đánh thức suy nghĩ khám phá các sự vật ở thế giới xung quanh. Đồ chơi mang các yếu tố trên vô cùng quan trọng cho sự phát triển các giai đoạn đầu tiên của trẻ.
Kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận động tinh là các hành động tỉ mỉ hơn như cầm nắm vật giữa các ngón tay hoặc quắp ngón chân hoặc dùng môi và lưỡi để cảm nhận và nếm một thứ gì đó.
Kỹ năng vận động thô
Kỹ năng vận động thô là sự vận động dùng tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể. Đồ chơi thiên về các hành động đá, bò, chạy và nhảy là đồ chơi giúp phát triển kỹ năng vận động thô.
Năng lực tư duy
Năng lực tư duy là khả năng liên kết các dữ kiện. Các loại đồ chơi như đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ráp giúp trẻ phát huy tư duy, liên kết chuỗi dữ kiện, định nghĩa, lập luận và cuối cùng là giải quyết vấn đề.
Năng lực nghệ thuật
Năng lực nghệ thuật là khả năng học về màu sắc và hình dạng để kẻ các đường thẳng, cảm nhận âm nhạc, hiểu về tỉ lệ và phối cảnh.
Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là khả năng dùng âm thanh và ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của trẻ và hiểu người khác. Các loại đồ chơi giúp phát triển sự nhạy bén về nghĩa của từ, âm thanh, giai điệu và biến tố rất tốt cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cám xúc
Một đứa trẻ khỏe mạnh có thể điều khiển và thể hiện cảm xúc của mình. Khi trẻ cảm thấy được sự yêu thương và bảo vệ trẻ sẽ có cảm giác an toàn. Các loại đồ chơi có thể trở thành người bạn thân của trẻ và giúp trẻ thể hiện cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng cho một đứa trẻ học cách tương tác hiệu quả với người khác bằng sự tin tưởng lẫn nhau.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng tương tác đúng cách với người khác. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho trẻ hoàn thành các nhiệm vụ chung và trở thành thành viên hữu ích trong nhóm.
Sự tự tin
Sự tự tin xuất hiện khi một đứa trẻ đạt được cái gì đó và được nhìn nhận bởi những người quan trọng của trẻ, thường là cha mẹ và bạn bè. Khi một đứa trẻ hoàn tất trò chơi của một loại đồ chơi nào đó, trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình rất giỏi. Điều này giúp xây dựng sự tự tin ở trẻ cùng với những đánh giá tốt hơn về giá trị của trẻ.
*Đây là những hướng dẫn đề nghị thông thường. Cha mẹ có thể xác định lại các hoạt động phù hợp nhất dựa theo sự phát triển riêng của từng trẻ.
Mục tiêu: Ôm - tạo một cảm giác an toàn
Phương pháp: Con cú được làm từ nguyên liệu chất lượng cao. Mềm mại và dễ chịu, ôm rất tuyệt vời. Học ôm còn dạy cho trẻ biết quan tâm tới những người khác.
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nghe và chú ý - quan sát phản ứng của trẻ đối với âm thanh
Phương pháp: Kéo hai cái vòng răng cưa hai bên để phát ra tiếng nhạc. Di chuyển con cú và quan sát xem trẻ có chú ý theo hướng âm thanh hay không.
Mục tiêu: Kích thích giác quan - xúc giác
Phương pháp: Con cú được làm từ nguyên liêu và kết cấu khác nhau. Bề mặt đồng hồ mềm mại. Có những hạt đậu ở phía dưới và có một nút bấm gập ghềnh ở phía trước. Khuyến khích trẻ chạm vào để cảm nhận được các kết cấu và cắn vào vòng răng cưa.
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng vận động tinh - vò nhàu giấy
Phương pháp: Có giấy vò nhàu ở trong tai và đôi cánh con cú. Yêu cầu trẻ vò chúng để tạo ra âm thanh và để rèn luyện các kỹ năng vận động tinh của trẻ.
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng vận động thô - kéo các vòng răng cưa
Phương pháp: Yêu cầu trẻ kéo cả hai vòng răng cưa bằng cả hai tay của trẻ.
Mục tiêu: Thư giản - nghe nhạc
Phương pháp: Yêu cầu trẻ mở nhạc bằng cách kéo hai vòng răng cưa. Âm nhạc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và khả năng cảm nhận nhịp điệu của trẻ. Nó cũng giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng vận động tinh - xoay nút bấm
Phương pháp: Khuyến khích trẻ xoay nút trên bề mặt đồng hồ. Nó tạo ra một âm thanh lách cách và rèn luyện chuyển động ngón tay của trẻ em.
Mục tiêu: Rèn luyện phối hợp tay mắt - lật miếng bịt mắt
Phương pháp: Yêu cầu trẻ lật miếng che mắt ra phía trước và phía sau đầu của con cứ để nó mở mắt hoặc nhắm ngủ
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - học về các điểm trên khuôn mặt và bộ phận cơ thể
Phương pháp: Dạy cho trẻ các điểm trên khuôn mặt và các bộ phận cơ thể.
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - chỉ vào các điểm trên khuôn mặt và bộ phận cơ thể
Phương pháp: Gọi tên một điểm trên khuôn mặt hoặc một bộ phận cơ thể và yêu cầu trẻ chỉ vào đó
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - học về màu sắc
Phương pháp: Dạy cho các trẻ màu sắc khác nhau.
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - chỉ vào màu sắc
Phương pháp: Gọi tên một màu và yêu cầu trẻ chỉ vào màu đó
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - học về số
Phương pháp: Dạy trẻ các con số từ 1 đến 12.
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - chỉ vào số
Phương pháp: Đọc một con số và yêu cầu trẻ chỉ vào số đó
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - học về "thức" và "ngủ"
Phương pháp: Sử dụng đôi mắt mở và đôi mắt nhắm của con cú, để dạy trẻ hiểu về "thức" và "ngủ"
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - nói về thời gian
Phương pháp: Dạy cho trẻ nói về thời gian.
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - học về ngày và đêm
Phương pháp: Sử dụng đôi mắt mở và nhắm của con cú, dạy trẻ phân biệt ban ngày và ban đêm. Ba mẹ cũng có thể giải thích cho trẻ biết rằng, con cú không giống như con người và hầu hết các loài động vật, nó lại ngủ vào ban ngày và hoạt động suốt cả đêm.
Mục tiêu: Nói về thời gian - đọc đồng hồ
Phương pháp: Cho trẻ thực hành việc nói giờ bằng cách đọc những chiếc đồng hồ in trên lưng con cú.
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - chỉ vào thời gian chính xác
Phương pháp: Sử dụng những chiếc đồng hồ in trên lưng con cú, hãy đọc một thời gian cụ thể và yêu cầu trẻ chỉ vào chiếc đồng hồ ứng với thời gian bạn vừa đọc.
Mục tiêu: Rèn luyện tư duy - cho biết thời gian
Phương pháp: Đọc một thời gian cụ thể và yêu cầu trẻ vặn đồng hồ đúng với thời gian bạn vừa đọc
Chia sẻ
Chúng tôi thật sự hy vọng những hướng dẫn từ Trung tâm Hỗ trợ Phụ huynh của K's Kids có thể giúp bạn sử dụng tốt nhất sản phẩm của K's Kids. Chúng tôi hy vọng đồ chơi K's Kids sẽ mang đến thật nhiều điều bổ ích cho bé khi được vừa chơi vừa học.
Chúng tôi tin rằng mỗi trẻ em đều rất đặc biệt và đầy sáng tạo.
Ngoài những cách chơi được cung cấp tại đây, bạn và con bạn đã phát minh ra những cách chơi độc đáo thú vị khác với đồ chơi K's Kids? Một cách kết hợp mới của Chú Sâu Dây Chuỗi? Hay một cách dạy mới hào hứng hơn với trò chơi Học Nói? Hoặc đơn giản bạn muốn được chia sẻ cảm xúc và ý kiến của mình?
Để chia sẻ quan điểm của bạn, vui lòng sử dụng mẫu bên dưới. Bạn có thể đính kèm hình ảnh hoặc đoạn phim với ghi chú gửi về cho chúng tôi. Chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến của bạn. Nó sẽ được chia sẻ với vô số các bậc phụ huynh khác, để sẽ có thật nhiều trẻ em được tận hưởng niềm vui cùng đồ chơi K's Kids.
Please do not close this window.